Hồng sâm là một trong những loại thượng phẩm cực tốt cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người băn khoăn hồng sâm có làm tăng huyết áp không. Vậy trong bài viết dưới đây, hãy cùng Kwangdong tìm lời giải đáp cho thắc mắc trên nhé.
Tìm hiểu 2 căn bệnh phổ biến về huyết áp
Trước khi tìm hiểu xem hồng sâm có làm tăng huyết áp không, bạn cần hiểu 2 căn bệnh phổ biến nhất về huyết áp hiện nay, đó là tăng huyết áp (cao huyết áp) và huyết áp thấp.
Cao huyết áp là gì?
Cao huyết áp hay còn có tên gọi khác là tăng huyết áp. Đây là căn bệnh chỉ tình trạng áp lực của máu tác động lên thành mạch tăng cao, gây ra những triệu chứng như: chóng mặt, đau đầu, buồn nôn,… Cao huyết áp được xem là “kẻ giết người thầm lặng” bởi căn bệnh này diễn ra trong âm thầm với các dấu hiệu không rõ ràng. Cho đến khi phát hiện thì thành mạch đã bị tổn thương nghiêm trọng, dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim hay đột quỵ
Huyết áp thấp là gì?
Khác hẳn với bệnh cao huyết áp, huyết áp thấp là tình trạng suy giảm chức năng của các cơ quan quan trọng như tim, thận, tuyết giáp, hoặc do hệ thống thần kinh thực vật hoạt động yếu hoặc không hoạt động.
Huyết áp thấp có thể nhận biết qua các dấu hiệu như: Chóng mắt, đau đầu, da nhợt nhạt, giảm tập trung, mắt mờ,… Nhiều người nghĩ rằng căn bệnh này không nguy hiểm như huyết áp cao, nhưng thực tế nó có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng như tai biến mạch máu não, nhồi máu não, nhồi máu cơ tim…
Chính vì vậy nên cách để nhận biết mình có bị một trong 2 bệnh này hay không là đi đo huyết áp thường xuyên. Nếu bản thân nằm trong nhóm mắc tăng huyết áp hoặc huyết áp thấp thì việc duy trì chế độ luyện tập khoa học cùng thực đơn dinh dưỡng lành mạnh rất quan trọng, giúp đẩy lùi các triệu chứng, biến chứng của bệnh hiệu quả.
Ngày nay, có nhiều người cho rằng hồng sâm làm tăng huyết áp. Do đó, nhiều người cao huyết áp và huyết áp thấp băn khoăn liệu mình có uống được hồng sâm không? Hồng sâm có làm tăng huyết áp không? Để tháo gỡ thắc mắc này, cùng theo dõi lời giải thích từ các chuyên gia của Kwangdong nhé.
Hồng sâm có làm tăng huyết áp không?
Hồng sâm từ lâu đã được biết đến là loại dược phẩm quý hiếm có nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe con người như: tăng cường hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng, cải thiện tuần hoàn não, đẩy lùi nguy cơ mắc ung thư,…
Ngày nay, có rất nhiều tranh cãi xoay quanh việc hồng sâm làm tăng huyết áp. Theo một nghiên cứu của Bác sĩ Yomamoto làm việc tại bệnh viện Nisse (Nhật Bản) được tiến hành trên 316 người. Trong đó, 74 người bị cao huyết áp, 35 người huyết áp thấp và số còn lại, 207 người huyết áp ổn định. Tất cả mọi người được cho sử dụng nhân sâm với liều lượng 3 – 6g/ lần, 3 lần/ ngày.
Kết quả cho thấy những người huyết áp ổn định không bị ảnh hưởng gì. Ngoài ra, hồng sâm cũng đã giúp tăng huyết áp ở những người huyết áp thấp và giảm huyết áp ở nhóm huyết áp cao.
Ngoài ra, một nghiên cứu khác tại Hàn Quốc cũng được thực hiện tương tự nghiên cứu trên, nhưng với liều lượng nhân sâm là 1,5-6g/lần, 2 lần/ ngày và liên tục trong 3 tháng. Kết quả cho thấy, nhân sâm có tác dụng ổn định huyết áp cho cả người bị huyết áp thấp và tăng huyết áp.
Như vậy, hồng sâm có làm tăng huyết áp cho những người bị huyết áp thấp, làm giảm huyết áp cho người mắc huyết áp cao và không ảnh hưởng gì huyết áp của nhóm còn lại.
Lưu ý quan trọng cho người mắc bệnh huyết áp sử dụng hồng sâm
Để hồng sâm phát huy tác dụng tốt nhất ở những người mắc bệnh huyết áp thì bạn cần lưu ý những điều sau:
- Cần tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng dùng phù hợp bởi nếu bạn sử dụng quá nhiều hồng sâm sẽ khiến cho tim đập mạnh hơn, huyết áp tăng cao hơn.
- Uống thuốc hạ áp và hồng sâm cách nhau khoảng 2 tiếng để không làm ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.
- Không dùng hồng sâm lúc đói sẽ làm hạ huyết áp.
- Với những người khó ngủ, rối loạn giấc ngủ, không sử dụng hồng sâm vào buổi tối.
- Nên khám sức khỏe định kỳ để theo dõi bệnh huyết áp.
- Thực hiện uống thuốc, kiêng khem theo đúng chỉ định của bác sĩ.
- Hồng sâm chỉ là thực phẩm chức năng, không có tác dụng chữa bệnh về huyết áp.
Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý sử dụng sản phẩm hồng sâm chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng, được sản xuất bởi những thương hiệu uy tín để đảm bảo hiệu quả tốt nhất. Tham khảo ngay nước hồng sâm cô đặc premium Kwangdong 6 năm tuổi với thành phần chiết xuất từ nhân sâm đủ 6 năm tuổi cùng nhiều loại thảo dược quý hiếm. Ngoài ra, hồng sâm Kwangdong được sản xuất dạng nước nên dễ dàng và tiện lợi khi sử dụng.
Trên đây là giải đáp của Kwangdong về thắc mắc hồng sâm có làm tăng huyết áp không. Nếu dùng với liều lượng vừa phải, hồng sâm có làm tăng huyết áp cho những người huyết áp thấp, tuy nhiên lại làm giảm huyết áp cho đối tượng huyết áp cao. Chính vì vậy, bạn hãy tự tin sử dụng sản phẩm này nhé.