Nhân sâm được biết đến như một loại “thần dược” với các công dụng như ngăn ngừa ung thư, trẻ hóa làn da, giảm đường huyết,… Chính vì vậy, nhiều người đã lạm dụng nhân sâm dẫn đến những tác dụng phụ không đáng có. Do đó, trước khi sử dụng nhân sâm, bạn nên tìm hiểu kĩ xem khi nào nên uống sâm, đối tượng nào nên uống sâm.
1. Lợi ích của nhân sâm đối với sức khỏe
Nếu như được sử dụng đúng cách và đúng thời điểm, nhân sâm sẽ mang lại những lợi ích cực lớn cho sức khỏe con người đó là:
- Giảm căng thẳng thần kinh: Nhân sâm có khả năng cân bằng lượng adrenaline trong cơ thể, từ đó giúp giảm sự lo âu quá mức.
- Tăng cường hệ thống miễn dịch: Trong nhân sâm có chứa chất Adaptogen. Chất này có tác dụng trẻ hóa tế bào và khôi phục các tế bào bị hư hỏng trong cơ thể.
- Hạn chế sự phát triển của tế bào ung thư: Nhiều nghiên cứu cho rằng, thành phần ginsenosides trong nhân sâm có tác dụng chống lại các khối u và làm tổn thương các tế bào ung thư buồng trứng, ung thư phổi, ung thư tuyến tiền liệt. Bên cạnh đó, nhân sâm cũng có công dụng ức chế sự phát triển của tế bào, từ đó ức chế sự tăng trưởng của tế bào ung thư.
- Tăng khả năng chịu đựng: Adaptogenic trong nhân sâm làm thay đổi sinh lý trong cơ thể. Chính vì vậy, nhân sâm có thể giúp bạn chống chịu với mệt mỏi hay làm việc quá sức. Do đó, nhân sâm cũng là một thực phẩm được các vận động viên hay dùng.
Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý rằng, nếu không được sử dụng đúng cách, nhân sâm có thể mang đến những tác dụng phụ khôn lường như: dị ứng, hạ đường huyết, ức chế đông máu,… Vậy nên, rất cần thiết để tìm hiểu xem khi nào nên uống sâm, đối tượng nào nên uống sâm.
2. Khi nào nên uống sâm?
Theo các chuyên gia, bạn nên uống nhân sâm 2 lần một ngày, vào buổi sáng, buổi trưa, buổi chiều (trước 5h) là tốt nhất. Khi sử dụng nhân sâm vào các thời điểm này, cơ thể bạn sẽ hấp thụ hết các dưỡng chất của nó, từ đó mang lại hiệu quả tốt nhất.
Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý rằng không nên uống nhân sâm vào buổi tối vì dễ khiến bản thân mất ngủ và căng thẳng. Hãy duy trì tần suất đều đặn như vậy từ 1 đến 2 tuần. Sau đó bạn lại tạm nghỉ không uống nhân sâm trong khoảng 1 tuần rồi quay lại tiếp tục sử dụng.
Đối với hồng sâm, thời điểm thích hợp nhất để uống là trước bữa ăn khoảng 30 phút. Khi đó, hệ tiêu hóa sẽ được kích thích để hấp thụ hết những dưỡng chất trong sâm. Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý không nên uống hồng sâm cùng với thuốc kháng sinh vì dễ gây tụt huyết áp đột ngột, hoa mắt, chóng mắt.
Khi uống sâm thì phải kiêng củ cải, hải sản. Theo y học cổ trụng, nhân sâm là đại bổ khí còn củ cải, hải sản là đại hạ khí. Hai loại thực phẩm dinh dưỡng này triệt tiêu lẫn nhau nên sẽ dễ gây ra đầy bụng, chướng hơi.
Xem thêm: Hồng sâm Kwangdong quà tặng sức khoẻ ý nghĩa cho người thân
3. Cách uống sâm đem lại hiệu quả cao
Để uống sâm đúng cách nhất thì bạn cần lưu ý vấn đề liều lượng như sau:
- Đối với sân tươi: Bạn nên sử dụng 1 – 2 g một ngày.
- Đối với sâm khô: Bạn nên uống từ 0,6 – 2 g một ngày là đạt hiệu quả tối ưu.
Lưu ý: Bạn không nên dùng quá nhiều sâm, dễ dẫn đến thừa chất cũng như mất ngủ.
Ngoài ra, dưới đây là 5 cách dùng nhân sâm mà bạn có thể thay đổi tận dụng tối đa dưỡng chất mà vẫn không bị ngấy:
- Pha trà nhân sâm: Bạn có thể thái lát mỏng sâm thành từng miếng khoảng 1 đến 2 g rồi cho vào ấm trà, hãm trong khoảng 5 phút. Cứ như vậy, bạn hâm đi hâm lại miếng sâm đó cho các lần sử dụng khác cho đến khi trà sâm nhạt vị.
- Ngậm sâm: Thái mỏng miếng sâm tươi rồi ngậm cho đến khi miếng sâm mềm ra. Sau đó, bạn nhai và nuốt cả bã.
- Sắc uống: Thái lát mỏng sâm rồi sắc với nước nóng khoảng 20 phút, cho thêm ít đường vào. Như vậy là bạn đã có nước sâm uống trong ngày.
- Xông hơi âm: Bạn thái lát mỏng sâm rồi cho vào bồn tắm nóng ngâm khoảng 20 phút. Sau đó, bạn ngâm mình trong nước sâm. Cách dùng này giúp sâm thẩm thấu vào trong da và thúc đẩy máu huyết lưu thông.
- Ngâm sâm với mật ong: Thái lát sâm rồi ngâm với mật ong trong một thời gian. Sau đó mỗi ngày bạn lấy ra 1 đến 4g cả sâm lẫn mật ong để thưởng thức.
- Chế biến món ăn: Sâm hấp trứng gà, cháo nhân sâm, thịt gà hầm sâm,…
4. Những đối tượng không nên uống sâm
Mặc dù nhân sâm là sản phẩm dinh dưỡng tốt nhưng những đối tượng sau đây không nên sử dụng nhân sâm:
- Trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh
- Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú
- Những người mắc bệnh lý về tim mạch
- Người có vấn đề rối loạn đông máu và đang sử dụng thuốc chống rối loạn đông máu
- Người bị rối loạn tiêu hóa, hay đầy bụng, chướng hơi,…
Ngoài ra, nếu bạn có bất cứ vấn đề nào về sức khỏe hoặc đang theo một lộ trình điều trị nào, hãy chia sẻ với bác sĩ để có phương pháp sử dụng nhân sâm phù hợp nhất nhé.
Lưu ý: Tuỳ theo tình trạng mỗi ng chống chỉ định, tư vấn thêm liên hệ Kwangdong
5. Câu hỏi thường gặp
Dưới đây là những thắc mắc mà bạn có thể quan tâm khi uống sâm:
5.1. Có nên uống sâm trước khi đi ngủ?
Nhân sâm được biết đến với khả năng giúp bạn tỉnh táo và tập trung hơn. Chính vì vậy, uống sâm vào buổi tối có thể khiến bạn mất ngủ. Do đó, bạn không nên uống sâm trước khi đi ngủ. Đặc biệt, nếu bạn hay bị mất ngủ thì càng không nên sử dụng sâm vào buổi tối. Thời gian phù hợp và an toàn để dùng sâm vào buổi sáng và buổi trưa.
5.2. Nên uống hồng sâm vào lúc nào?
Hồng sâm là một chế phẩm dinh dưỡng từ nhấn âm nên có giá trị dưỡng chất rất cao. Nếu bạn quan tâm đến hồng sâm thay vì nhân sâm thì có thể tham khảo Kwangdong Việt Nam. Theo các chuyên gia, hồng sâm sẽ phát huy hiệu quả tốt nhất khi bạn uống vào buổi sáng hoặc buổi trưa, trước bữa ăn 30 phút.
Như vậy, Kwangdong Việt Nam hy vọng với bài viết trên, bạn đã có lời giải đáp cho câu hỏi khi nào nên uống sâm, đối tượng nào nên uống sâm. Nếu bạn có bất cứ băn khoăn gì, hãy liên hệ đến Kwangdong Việt Nam để được giải đáp nhé.