Tiểu đường có thể uống hồng sâm được hay không?

Theo công bố của Bộ y tế năm 2016, tỷ lệ người mắc đái tháo đường đã tăng lên từ 3% lên 5,4% trong 10 năm trở lại đây. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tiểu đường nhưng trong số đó, chủ yếu là chế độ dinh dưỡng không lành mạnh. Với lý do trên, nhiều người đã tìm đến các thực phẩm chức năng để cải thiện sức khỏe, bao gồm hồng sâm. Vậy, người tiểu đường có thể uống hồng sâm được hay không. Trong bài biết dưới đây, Kwangdong sẽ giải đáp cho bạn chi tiết về câu hỏi này nhé. 

1. Người tiểu đường có thể uống hồng sâm được hay không?

Người tiểu đường có thể uống hồng sâm được hay không? Theo nhiều chuyên gia và nghiên cứu khác nhau, người mắc đái tháo đường có thể sử dụng hồng sâm được. Trong hồng sâm có chứa lượng lớn chất saponin, Saponin có tác dụng hạn chế tăng sinh các chất làm tăng đường huyết, kích thích sản sinh insulin trong cơ thể. Ngoài ra, saponin cũng có tác dụng điều hòa lượng đường trong máu, từ đó ngăn chặn bệnh tiểu đường tiến triển thêm. 

Theo nghiên cứu của Đại học Massey (New Zealand), trong nhân sâm có chứa hoạt chất ginsenosides. Chất này có tác dụng ổn định insulin và glucose trong máu, từ đó cải thiện các triệu chứng và làm chậm lại biến chứng của bệnh tiểu đường. 

Ngoài ra, theo Medical New Today, nhân sâm hay hồng sâm cũng được đánh giá cao trong việc hỗ trợ điều trị tiểu đường. Tại Trung Quốc, nghiên cứu của Khâu Thần Ba cũng cho thấy hồng sâm có tác dụng hạ đường huyết và giảm bớt lượng thuốc insulin cần sử dụng. 

Nhìn chung, tóm gọn lại, hồng sâm là thực phẩm bổ sung tốt cho người đái tháo đường. 

Người đái tháo đường có thể sử dụng hồng sâm để bồi bổ sức khỏe 
Người đái tháo đường có thể sử dụng hồng sâm để bồi bổ sức khỏe

2. Tác dụng của hồng sâm đối với người bị tiểu đường 

Vậy hồng sâm hỗ trợ người bị tiểu đường như thế nào trong quá trình điều trị bệnh?

2.1. Cải thiện sản xuất và hoạt động của insulin 

Insulin được sản sinh từ tuyến tụy, có tác dụng chuyển hóa đường trong máu thành năng lượng cho các hoạt động hằng ngày. Ở người mắc đái tháo đường, do thiếu hụt insulin hoặc insulin hoạt động kém dẫn đến tăng glucose trong máu, kéo theo nhiều triệu chứng và biến chứng của người tiểu đường. 

Sử dụng trung bình 6g hồng sâm mỗi ngày sẽ giúp giảm 38% insulin lúc đói, giảm 11% nồng độ glucose trong máu và tăng hoạt động của insulin lên 33%.

2.2. Bổ sung insulin 

Trong hồng sâm có chứa Insulin Analogue, chất này có tác dụng tương tự như insulin trong cơ thể, giúp ổn định đường huyết. Chính vì vậy, uống hồng sâm sẽ giúp người mắc đái tháo đường giảm lượng insulin nạp vào cơ thể. 

Hồng sâm giúp người tiểu đường bớt phụ thuộc vào insulin bên ngoài 
Hồng sâm giúp người tiểu đường bớt phụ thuộc vào insulin bên ngoài

2.3. Tăng cường lưu thông máu, giảm tích tụ cholesterol 

Hồng sâm rất có lợi cho hệ tuần hoàn. Theo các chuyên gia, hồng sâm giúp kích thích lưu thông máu, từ đó làm giảm áp lực lên thành mạch máu. Ngoài ra, dược phẩm này còn giảm sự tích tụ của các cholesterol xấu, giảm tỷ lệ xơ vữa động mạch, từ đó đẩy lùi nguy cơ biến chứng của bệnh tiểu đường về tim mạch. 

2.4. Tăng cường chức năng gan

Hồng sâm có tác dụng giải độc gan hiệu quả, đặc biệt với những người gan bị tổn thương do bia, rượu. Sự tác động này cũng rất có lợi cho người tiểu đường, thúc đẩy quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng và tăng đề kháng. 

2.5. Tăng sức đề kháng 

Nghiên cứu cho thấy trong hồng sâm có chứa các chất Rg1, Rg3 và polyacetylene có khả năng kích thích hệ miễn dịch và tăng cường sức đề kháng. Chính vì vậy, người đang bị tiểu đường rất nên uống hồng sâm để có sức lực tốt chống chịu căn bệnh này. 

Hồng sâm giúp kích thích hệ miễn dịch cho người bị tiểu đường 
Hồng sâm giúp kích thích hệ miễn dịch cho người bị tiểu đường

3. Cách uống hồng sâm chuẩn nhất 

Sử dụng hồng âm như thế nào cho đúng cách là điều mà nhiều người quan tâm khi tìm hiểu người tiểu đường có thể uống hồng sâm được hay không. Chính vì vậy, bạn có thể tham khảo những cách uống hồng sâm dưới đây. Tuy nhiên, người đái tháo đường nên hỏi thêm ý kiến bác sĩ để có cách sử dụng phù hợp nhất:

  • Sử dụng tối đa 10g mỗi ngày: Bạn không nên uống quá 10g hồng sâm trong một ngày vì điều này dễ khiến co máu mạch ngoại vi, tăng hoặc tụt huyết áp đột ngột, kéo theo ngất xỉu. Bên cạnh đó, nếu cơ thể chưa thích nghi với sâm trước đó, bạn nên bắt đầu sử dụng sâm với liều lượng ít hơn rồi tăng dần lên về sau.
  • Nên uống khi bụng đói để hấp thụ được nhiều dưỡng chất trong hồng sâm nhất. Nếu như bỏ lỡ thời gian này, bạn hãy tranh thủ uống sau ít nhất 30 phút kể từ khi ăn cơm.
  • Lưu ý, không nên uống hồng sâm vào buổi tối vì hồng sâm có tác dụng giúp người bệnh tỉnh táo, từ đó gây ra mất ngủ. 

4. Những lưu ý khi uống hồng sâm cho người tiểu đường 

Ngoài cách sử dụng hồng sâm trên, bạn cũng cần lưu ý một vài điều khi uống hồng sâm cho người tiểu đường. 

  • Không nên dùng chung hồng sâm với thuốc tiểu đường cùng một lúc: Sẽ tốt hơn nếu bạn uống 2 loại thuốc này cách nhau ra khoảng 2 đến 3 tiếng nhằm tránh tương tác thuốc, gây ra tác dụng phụ.
  • Nếu sử dụng sâm lần đầu thì không nên uống lúc đói, bởi sâm làm hạ đường huyết nhanh, dễ dẫn đến ngất xỉu. 
  • Người đái tháo đường tuyệt đối không nên tự ý mua hồng sâm về uống. Phải có chỉ định hoặc tư vấn từ bác sĩ.
  • Người tiểu đường kèm tăng huyết áp không nên dùng sâm, vì sâm có thể làm trầm trọng hơn căn bệnh tăng huyết áp. 
Những lưu ý cho người đái tháo đường khi tiêu thụ hồng sâm 
Những lưu ý cho người đái tháo đường khi tiêu thụ hồng sâm

5. Người tiểu đường nên uống nước hồng sâm nào?

Vậy người đái tháo đường nên uống nước hồng sâm nào? Trên thị trường hiện nay có rất nhiều các sản phẩm từ hồng sâm, trong đó nước hồng sâm được đánh giá cao vì sự tiện lợi, không phải chế biến, nhẹ nhàng dễ mang theo bên mình. 

Ngày nay, trong số các loại nước hồng sâm thì sản phẩm nước hồng sâm nâu cô đặc của Kwangdong được nhiều người đánh giá cao và tin dùng. Được làm từ nhân sâm 6 năm tuổi cùng hơn 16 loại thảo dược quý hiếm, trải qua quá trình sấy và sàng lọc khắt khe từ chuyên gia, hồng sâm Kwangdong chứa định nhiều tinh túy dưỡng rất tốt cho người tiểu đường. 

Xem thêm: Khi nào nên uống sâm, đối tượng nào nên uống sâm?

Thời điểm thích hợp uống hồng sâm 
Kwangdong – Sản phẩm hồng sâm chất lượng giàu dinh dưỡng

6. Các câu hỏi thường gặp

Dưới đây là những thắc mắc mà bạn có thể quan tâm khi tham khảo liệu người tiểu đường có uống được hồng sâm không. 

6.1. Tiểu đường có uống được sâm ngậm mật ong không?

Tiểu đường có thể uống được sâm ngậm mật ong. Mặc dù mật ong chứa nhiều đường nhưng lượng đường tự nhiên này ít ảnh hưởng đến đường huyết trong máu hơn so với các loại đường tinh luyện khác. 

6.2. Người bị tiểu đường có uống được cao sâm không?

Tương tự như hồng sâm, người đái tháo đường có sử dụng được cao sâm. 

6.3. Người bị cao huyết áp có uống được hồng sâm không?

Theo các chuyên gia, hồng sâm khi sử dụng với liều lượng nhỏ thì làm tăng huyết áp, còn dùng với liều lượng lớn thì làm giảm huyết áp. Chính vì vậy, người cao huyết áp cần hỏi ý kiến có bác sĩ kỹ lưỡng trước khi sử dụng.

6.4. Người bị tim mạch có uống được hồng sâm không? 

Vì hồng sâm có tác động nhẹ đến tim mạch và huyết áp. Do đó, người có vấn đề về tim nên cẩn trọng khi sử dụng hồng sâm. 

Trên đây là giải đáp của Kwangdong về thắc mắc tiểu đường có thể uống hồng sâm không. Nhìn chung, người tiểu đường có thể sử dụng loại dược phẩm này. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý cách uống hồng sâm phù hợp để đảm bảo hiệu quả nhất nhé. 

phonelienhe
zalolienhe
fblienhe